Cập nhật 8/1/2016 - 14:53
- Lượt xem
13582
Nhạc công keyboard cần có những đức tính gì ?
Khi bắt đầu tìm hiểu và chơi đàn Organ, thắc mắc của đa số người mới tập là: "Mua đàn Organ nào phù hợp với người mới tập?" ; "Chơi đàn Organ Keyboard có khó không"; 'Mua organ có cần chọn loại đắt tiền không?"; "Cần bao nhiêu thời gian để thành nhạc công keyboard?",
....Nhưng khi đã bước chân vào nghề, đi diễn, đi show thường xuyên thì câu hỏi của mọi người thường là: "Kinh nghiệm đệm đàn, chạy show của những nhạc công mới vào nghề"; "Để trở thành nhạc công Keyboard chuyên nghiệp cần những đức tính gì?" Đây là chủ đề được anh em nhạc công thảo luận rất sôi nổi và có nhiều ý kiến hay được rút ra từ kinh nghiệm của người đi trước.
Bài viết này Tiến Đạt sẽ tổng hợp lại những chia sẻ kinh nghiệm của anh em nhạc công Keyboard trên diễn đàn "Vianhem" để bạn đọc tiện tham khảo và học hỏi nhé. Bài viết chỉ mang tình chất chủ quan dựa trên ý kiến cá nhân, hi vọng sẽ hỗ trợ các bạn đã - đang và sẽ phấn đấu trở thành nhạc công Keyboard cố gắng hơn. Thành công luôn mỉm cười với những người biết trân trọng cơ hội và biết cố gắng.
Có bạn trẻ cho rằng, phong cách giao tiếp của nhạc công trong từng môi trường biểu diễn là vấn đề quan trọng quyết định một phần sự thành công của người nhạc công đó: " Theo em ở người nhạc công khi đi biểu diễn cũng cần tính đến phong cách giao tiếp phù hợp (Hội nghị, hội diễn, đám cưới, phòng trà....; Phong tục tập quán của từng vùng miền (Trình độ dân trí, thói quen sinh hoạt văn hóa...). Hiện nay có một số nhạc công trình độ khá cao chuyên chơi cho các chương trình, hội diễn lớn khi về phục vụ các chương trình văn nghệ nhỏ lẻ hoặc đám cưới ở một số vùng quê lại bị chê là... không biết chơi đàn... Như vậy người nhạc công đó mới thành công có một nửa!" _ tauyen (vianhem).
Tuy nhiên, quan điểm này lại không được mọi người đồng tình vì trên thực tế không phải tất cả mọi nhạc công đều giỏi toàn diện về tất cả mọi mặt. Mỗi người có một thế mạnh riêng để phát triển ở một hoặc nhiều môi trường biểu diễn khác nhau chứ không phải ở tất cả các nơi biểu diễn họ đều phải cố để đạt được điểm 10. Kyorgan _(vianhem) : "Bạn không nên đánh giá như vậy. Những người nhạc công thực thụ chơi ở những sân khấu lớn là những người chơi kỹ thuật hòa thanh nhuần nhuyễn bài bản. Trước khi biểu diễn được tập luyện, chủ động trong đệm, hòa thanh, ca sỹ hát chuẩn nhịp, tone, phách, truyền tải đến người thưởng thức cái hay, cái tinh tế trong âm nhạc.
Còn nhạc thuộc dạng chạy show, đám cưới.... thì ngược lại như : Nhạc văn nghệ phong trào ở cơ sở thì khi khớp nhạc 3->3h đồng hồ phải khớp 15->20 bài quen có, lạ có cho nên khi diễn ta cũng xem danh sách nhớ tone thôi chứ cũng chẳng nhớ nó là bài gì, dạo như thế nào nữa. Người hát tham gia văn nghệ có khi vài năm cũng chả hát bao giờ có thể là chị nông dân, anh xe ôm, buôn trâu, ba toa mổ lợn, thợ xây, thợ mộc v.v..và v.v...Giờ được cơ sở yêu cầu tham gia văn nghệ kỷ niêm ngày....Thì làm sao mà khớp được và nhạc công có tài giỏi chuyên nghiệp đến mấy cũng không thể đệm hay cho những "nghệ sĩ không chuyên" này được.
Còn đám cưới thì chán hơn nữa là một số người hát nhạc trẻ họ yêu cầu dạo đúng câu dạo một bài hát mới ra lò còn "hot" mà hát với đọc không hơn nhau là mấy, trong khi đó ta còn chưa biết nhạc đệm kiểu gì thì làm sao biết câu dạo thế nào. Còn người nhạc công chuyên nghiệp họ nghiên cứu chuyên sâu về một thể loại nào đó và tu thành "chính quả" thì họ cũng không xài thể loại hỗn tạp vừa nói ở trên cho dù nhà có hết gạo . Cho nên tóm lại nhạc công chuyên nghiệp hay nhạc công "bắt lợn" chúng ta cũng nên có cái nhìn thân thiện, hiểu những cái khó khăn phải đối mặt của nhau, không nên phân biệt trình độ hoặc nhạo báng chê bai nhau "
Mức độ cơ bản (không cao) của một nhạc công, chuyên nghiệp cần phải có khả năng sau:
A. Với chính mình:
-
1 - Làm chủ Kỹ thuật chơi nhạc (chưa nói hay), bao gồm khả năng thị tấu và bắt bài bằng nhạc cụ của mình.
-
2 - Hiểu rõ thể loại của ban nhạc mình đã chọn (phải nghe nhiều thể loại đó. Nghe và phân tích, sao cho nắm rõ được đặc trưng của nó.
-
3 - Hiểu rõ các loại nhạc khác cùng tính năng nhạc cụ kèm theo. Tất tần tật từ đỏ đến xanh, vàng, dân tộc, sến.
B. Với chủ hợp đồng khi hành nghề "kiếm ăn":
-
1 - Tuyệt đối không sai hẹn.
- Không chậm 1 giây so với hợp đồng (vô cùng quan trọng)
- Nếu có sự cố phải thông báo trước và có phương án thay thế.
-
2 - Luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.
- Làm chính xác yêu cầu của chủ hợp đồng.
- Phải hiểu rõ chân lý thuộc về thượng đế. Không tranh cãi giằng co với chủ hợp đồng thế nào là hay là dở. - Chủ hợp đồng muốn thế nào là hay thì đấy là chân lý.
-
3 - Không thể hiện ra mặt sự bất bình trước đám đông.
-
4 - Giao tiếp ứng xử luôn tươi tắn trong chấp nhận và từ chối.
-
5 - Không tồn tại khái niệm "Tiền nào của nấy". Bất kể hợp đồng nhiều hay ít tiền, đều phải hoàn thành chuẩn xác những điều đã thỏa thuận.
-
6 - Đã chơi là phải chơi với tất cả khoái cảm say mê. Không được phép chơi chiếu lệ
C. Với bạn nghề:
-
Biết phối hợp ăn ý với đồng đội.
-
Hiểu rõ tính năng nhạc cụ của đồng đội
-
Biết học hỏi đồng đội một cách cởi mở.
-
Biết chia sẻ kiến thức mình có cho đồng đội.
-
Biết thân ái giúp đỡ bổ khuyết cho đồng đội.
-
Biết lắng nghe ý kiến của đồng đội để hoàn thiện mình.
-
Biết thỏa hiệp khi cần thiết để có kết quả chung tốt đẹp.
-
Khiêm tốn nhưng không đánh mất cá tính của mình.
-
Không được phép coi thường thể loại nhạc khác mình.
-
Luôn có thái độ hợp tác với các nhạc công của nan khác đang chơi cùng sân khấu với mình.
-
Không được phép mắc bệnh ngôi sao đối với bạn nghề.
-
Không khinh khỉnh hoặc cười nhạo khi ca sĩ vào trượt nhịp
Đối với người chơi nhạc không phải là sự học miệt mài mà phải kết hợp trí não-đôi tay-luyện tập-đam mê. Trên thế giới những người biết chơi nhạc cụ có đến 2-3 tỉ người nhưng nhạc công Keyboard có chất lượng chỉ khoảng vài chục ngàn người, còn thành danh nổi tiếng thì vài trăm người, vì sao vậy? vì số còn lại chỉ học để biết và không có năng khiếu, đam mê.
Do vậy, bên cạnh việc rèn luyện
kỹ thuật chơi đàn Organ, trau dồi những đức tính cần có của một nhạc công chuyên nghiệp thì người chơi đàn Organ cũng luôn giữ trong mình ngọn lửa của đam mê và nhiệt huyết với nghề thì thành công là điều tất yếu.
Bản Demo Đàn Yamaha Tyros5:
Trung tâm nhạc cụ Tiến Đạt là đại lý độc quyền của thương hiệu VALOTE HANDMADE GUITAR, đại lý chính thức của Yamaha tại Việt Nam. Chuyên phân phối các loại nhạc cụ: đàn Piano, đàn Organ, phụ kiện âm nhạc, đàn Guitar, đàn Ukulele, ... . Nếu bạn có nhu cầu cần mua hay cần tư vấn về đàn Guitar, dây guitar... hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nhạc cụ Tiến Đạt sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường âm nhạc.
Với chế độ hậu mãi tốt nhất cho người tiêu dùng, TIẾN ĐẠT luôn đưa ra các chính sách đặc biệt về GIÁ cho các ban nhạc, trường học, trung tâm đào tạo nhạc và cửa hàng nhạc cụ nhỏ lẻ .Công ty luôn có chiết khấu giá cực kì ưu đãi cho khách hàng mua số lượng lớn, cửa hàng nhạc cụ, giá bán lẻ cạnh tranh cho khách hàng mua về sử dụng.
